RA LỆNH ĐIỀU LỰC LƯỢNG GÌN GIỮ HÒA BÌNH TỚI DONBASS
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra quyết định điều quân đến hai khu vực ở miền Đông Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai do Moscow hậu thuẫn. Đây được đánh giá là động thái leo thang kịch tính có nguy cơ bùng phát thành một cuộc xung đột lớn hơn.
Quân đội Nga đã triển khai khoảng 190.000 binh lính gần biên giới Ukraine và dường như đang chuẩn bị cho chiến tranh. Mặc dù quyết định mà ông Putin đưa ra hôm thứ Hai bị cáo buộc là “phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế” nhưng phương Tây vẫn chưa coi đó là một cuộc “xâm lược” để Mỹ kích hoạt gói trừng phạt “khổng lồ”.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu đây có phải “màn dạo đầu” cho một cuộc tấn công lớn hơn nhiều nhằm vào Ukraine hay không?
Cho dù Nga chưa tiến hành một chiến dịch tiến công quy mô lớn trên đất liền như chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công khai cảnh báo trong vài ngày gần đây nhưng hàng loạt diễn biến chóng mặt vào cuối tuần qua cho thấy cánh cửa ngoại giao đang dần khép lại.
Trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông Putin về cơ bản đã phủ nhận tư cách nhà nước của Ukraine, đồng thời coi NATO là mối đe dọa trực tiếp đối với Nga.
Trong bài phát biểu đó, Tổng thống Putin đã công nhận nền độc lập của hai thực thể ly khai là nước Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR) và Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, những vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine mà Moscow được cho là đã hậu thuẫn từ năm 2014.
Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Nga cũng tuyên bố triển khai quân đội tới đây để thực hiện “các hoạt động gìn giữ hòa bình”.
NƯỚC CỜ HIỂM KHIẾN MỸ - NATO CHƯA BIẾT PHẢN ỨNG RA SAO?
Bình luận về động thái mới nhất này của Nga, nhiều chuyên gia cho rằng nó giống như một sự khởi đầu chứ không phải sự kết thúc “một cuộc xâm lược” của Nga vào Ukraine, mặc dù không thể nào đoán trước được mọi sự kiện.
Michael Kofman, Giám đốc Chương trình nghiên cứu về Nga tại CNA, một tổ chức tư vấn chính sách ở Arlington, Virginia (Mỹ) cho rằng việc Nga tuyên bố độc lập đối với các vùng lãnh thổ ly khai và quyết định đưa lực lượng gìn giữ hòa bình sang đây “chỉ là giai đoạn khởi đầu cho các bước đi tiếp theo”.
“Với Moscow, những hoạt động đó đóng vai trò làm cơ sở chính trị - pháp lý để các lực lượng Nga tiến quân vào một cách hợp pháp, điều mà họ đã quyết định thực hiện trước đó. Thứ hai, nó cũng mở ra cơ sở pháp lý để Nga sử dụng vũ lực nhằm mục đích bảo vệ các công dân Nga tại những nước cộng hòa độc lập tự xưng. Về cơ bản, đó chính là sân khấu chính trị”.
Olga Lautman, nhà nghiên cứu cao cấp không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu thì mô tả “đây là một cuộc xâm lược” nhưng cũng nói rằng đó có thể là một hành động gây phân tâm, tạo nền tảng cho những bước tiến khác sắp tới.
Chuyên gia Kofman cho đó là một “cuộc xâm lược mới”, dựa trên những gì đã xảy ra vào năm 2014 và 2015. Trong khi đó, nhà phân tích Anatol Lieven của Quincy Institute for Responsible Statecraft lại cho rằng “điều này chưa đủ để được gọi là xâm lược mà nó chỉ đánh dấu một sự leo thang hạn chế trong cuộc xung đột đã diễn ra ở Donbass kể từ năm 2014”.
Chưa rõ liệu sự leo thang này có dẫn đến những cuộc giao tranh trực tiếp giữa Quân đội Nga với Quân đội Ukraine hay không, hoặc điều gì sẽ xảy ra trên thực địa ở những nước cộng hòa độc lập này trong những ngày tới?
Tuy nhiên, việc phân biệt đó có phải hay không phải “một cuộc xâm lược” có ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ dẫn tới cách thức Mỹ và các đồng minh NATO phản ứng như thế nào với động thái này của Nga.
Tối thứ Hai, Nhà Trắng đã ban hành một sắc lệnh hành pháp đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những ai làm ăn ở các nước cộng hòa ly khai nhưng vẫn chưa gọi những diễn biến gần đây là một “cuộc xâm lược”.
Trong bản thông báo về các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden với các nhà lãnh đạo châu Âu, Nhà Trắng gọi sự kiện này là “một bước leo thang tiếp theo dọc biên giới Ukraine” và đó là “một cuộc tấn công rõ ràng về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.
Một quan chức Nhà Trắng cũng nói với các phóng viên rằng mặc dù chính quyền vẫn chưa loại trừ các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn, nhưng họ sẽ “đánh giá những gì Nga làm chứ không dựa vào những gì Nga nói”.
Tin liên quan
- + Những Thông Tin Cần Biết Về Đá Mài, Đá Cắt23/05/2021
- + MỘT SỐ CÁCH CHỐNG DỘT MÁI TÔN HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN, TIẾT KIỆM NHẤT21/05/2021
- + Thêm 31 ca Covid-19 tại 5 tỉnh, thành phố10/05/2021
- + Cấp tốc truy tìm đối tượng trốn cách ly ở Campuchia nhập cảnh về Việt Nam06/03/2021
- + Những điều cần biết về vắc-xin COVID-1904/03/2021
- + Đóng bảo hiểm được 20 năm sẽ nhận được bao nhiêu tiền?04/03/2021
- + 10 địa phương được tập trung nguồn lực cấp Căn cước công dân gắn chíp03/03/2021
- + Thủy Tiên - Công Vinh góp kinh phí mua Vaccine Covid-19, dân mạng phản ứng bất ngờ03/03/2021
- + Chân dài nóng bỏng quê Quảng Ngãi áp lực vì bị bố mẹ hối lấy chồng03/03/2021
- + Ngày 3/3, Hải Dương gỡ phong tỏa TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng01/03/2021